
Alexander Berzin-Tịnh Quang chuyển ngữ
Phần II: Đầu Thời Đại Abbasid (750 - Giữa Thế Kỷ thứ 9 CE)
12. Việc Thành Lập Những Vương Quốc Phật Giáo Bởi
Người Uighurs (Duy Ngô Nhĩ)
Sự Xâm Chiếm Mông Cổ của Người Kyrgyz
Người Kyrgyz
(Kirghiz) ban đầu là một bộ tộc người Mông Cổ từ những vùng rừng núi của Altai và Tuva hiện nay, thuộc về miền nam Siberia, phía bắc
của Dzungaria. Một
số bộ lạc của họ
cũng sống trong
những địa hạt phía tây của dãy Tianshan Range đến phía nam Dzungaria. Đế chế Đông Turk đã bao gồm các
vùng đất truyền thống của Kyrgyz Altai, và khi người Duy Ngô Nhĩ đã
chiếm nó từ đế chế này, rồi người Duy Ngô Nhĩ đã chinh
phục và tàn phá chúng vào năm 758. Sau đó, người Kyrgyz và người
Duy Ngô Nhĩ vẫn mãi mãi là kẻ thù. Nhiều người Kyrgyz chuyển
sang khu vực phía tây Tianshan,
nơi họ liên minh với
người Qarluqs, Tây Tạng, và Abbasids nhằm chống lại người Duy Ngô Nhĩ và
nhà Đường Trung Quốc.
Kể từ hậu bán thế kỷ thứ tám, thương mại Tây Tạng-Arab
đã đi qua từ miền tây Tây Tạng băng qua vùng Wakhan Corridor đến phía tây Bactria rồi đến Sogdia. Tuy nhiên, Một tuyến đường thứ hai là băng qua từ vùng
đông bắc Tây Tạng, thông qua các sự kiểm soát của Tây Tạng tại Gansu Corridor, đến các khu vực chủ chốt của Turfan
và Beshbaliq, nơi tranh chấp của những người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ
và nhà Đường Trung Quốc cho đến khi được ổn định trong lợi thế của người Tây Tạng vào năm 821. Rồi nó tiếp tục chạy ngang qua hướng nam Dzungaria, lên đến phía tây của dãy núi Tianshan Mountains, tới phía bắc của Tây Turkistan, tất cả
đều được kiểm
soát bởi các lực lượng Qarluqs cho đến những năm 790s, và sau
đó là người Duy
Ngô Nhĩ, và cuối cùng người Ả Rập-cai trị Sogdia. Những tên cướp Uighur thường xuyên gây tai nạn trên tuyến đường đi qua dãy núi Tianshan
Mountains. Người Kyrgyz đóng một vai trò quan trọng trong cuộc
chiến chống những kẻ cướp này và giữ gìn các tuyến đường thương mại được thông thoáng và an toàn.
Các thương gia Tây Tạng trên tuyến đường này là những Phật tử, bằng chứng được tìm thấy là các thần chú Phật giáo (những âm tiết thiêng liêng) mà họ đã
khắc bằng chữ Tây Tạng trên những tảng đá được tìm thấy gần hồ Lake Issyk Kul thuộc phía đông Kyrgyzstan ngày nay. Họ không phải là đối tượng
bị đàn áp tôn giáo hoặc hạn chế trong các
vùng đất Hồi giáo tại các ga phía tây cuối cùng của con đường Tơ Lụa Trung Á, nếu không họ sẽ gặp nguy hiểm trên cuộc hành trình.
Đây là một dấu
hiệu khác cho thấy rằng cuộc thánh chiến năm 815 mà đế chế Caliph al-Ma'mun đánh vào liên
minh Tây Tạng-Turki Shahi-Qarluq-Oghuz đã
bị dẫn dắt bởi mục tiêu chính trị, không phải là
mục tiêu ép buộc cải đạo đối với những người được xem là không
tin đạo.
Sau hiệp ước hòa bình với người Tây Tạng và nhà Đường Trung Quốc vào năm 821, người Duy Ngô Nhĩ dần dần trở nên suy yếu do bất hòa
nội bộ và những khó
khăn bị áp đặt bởi
mũi nhọn của Tây Tạng trong việc phân chia lãnh thổ của họ ở Mông Cổ và Dzungaria. Năm 840,
sau một mùa đông
tuyết rơi dày đặc biệt nghiêm trọng
đã tàn sát nhiều người Duy Ngô Nhĩ, bấy giờ người Kyrgyz đã lật đổ đế chế Orkhon ở Mông Cổ, Dzungaria, và vùng phía đông của miền bắc của West Turkistan. Người Kyrgyz sau đó cai trị khu vực
từ lãnh thổ của họ ở dãy núi Altai Mountains cho đến khi chính
họ đã bị dời đổi bởi người
Khitans (Kitan) vào năm 924.
Sự Di Cư của Người Duy Ngô Nhĩ
vào Turkistan và Gansu Corridor
Với sự tiếp quản của người Kyrgyz đối với đế quốc của họ, đa số
người Duy Ngô Nhĩ thuộc
bộ tộc Orkhon di cư về phía nam. Hầu hết họ
đi đến Turfan (Qocho),
Beshbaliq, và Kucha.
Những thành phố lớn này dọc theo hoặc tiếp giáp với biên giới phía bắc của lòng chảo
Tarim Basin
với văn hóa
Tocharian,
và phần lớn là người Sogdian và dân tộc thiểu
số người Hán thì
nơi đây là
điểm đến tự nhiên của họ.
Người Duy Ngô Nhĩ đã duy trì một sự hiện diện nhỏ tại Turfan sớm nhất là thế kỷ thứ IV CE, và đã cai trị nó một thời
gian ngắn giữa
những năm 605 và 630s. Họ đã thường xuyên kiểm
soát
cả nó và Beshbaliq giữa những năm 790s và 821. Lúc
bấy giờ họ
đã có một hiệp ước hòa bình với những người Tây Tạng hiện đang cầm quyền hai
thành phố chính. Hơn nữa, họ đã có một sự hiện diện tại Kucha từ
những năm 790s sau khi đã chiếm nó từ nhà Đường Trung Quốc.
Kucha cũng bị tranh chấp bởi
lực lượng Qarluqs từ Kashgar và lực lượng Tây Tạng từ Turfan,
và không biết thực sự ai đã cai trị vào thời điểm này. Tuy nhiên, ngay cả nếu nó đã được
kiểm soát bởi Qarluqs, sau đó vẫn còn các chư hầu danh nghĩa của người
Duy Ngô Nhĩ, có lẽ hầu hết
những trận chiến liên miên của họ chống lại nhau đến thế kỷ cuối. Người Duy Ngô Nhĩ đã không bị Qarluqs
trục xuất và cũng không bị từ chối nhập cảnh. Như vậy, với sự quen thuộc lâu dài với văn hóa đô thị
định canh định cư của các quốc gia ốc đảo,
nó không phải là khó khăn cho những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ để nhập cư ở đây và tạo nên sự chuyển tiếp từ cuộc sống của người du mục.
Có ba nhóm nhỏ hơn thuộc bộ tộc Orkhon Duy Ngô Nhĩ đã không định
cư ở các thành phố chính phía Bắc Tarim này. Nhóm lớn nhất trong ba nhóm này di cư đến các thành phố chính của Gansu Corridor mà Tây Tạng đang cai trị. và sau này được biết như là người Yugurs vàng. Một nhóm khác di cư về phía tây từ khu vực miền đông của hướng bắc West Turkistan mà người Duy
Ngô Nhĩ kiểm soát và định cư giữa những người Qarluqs tại Chu River Valley ở miền bắc Kyrgyzstan. Nhóm khác nữa thì định cư trong vùng của người Qarluqs tại Kashgar. Và có một nhóm nhỏ đi về phía đông Mãn Châu, đồng hóa một cách nhanh chóng và không thấy được đề cập tiếp tục trong lịch sử.
Tất cả bốn nhóm người Duy Ngô Nhĩ đã theo Phật giáo sau
khi di định cư. Những người ở trên bờ rìa phía bắc của vùng Tarim Basin đã tiếp
nhận người Tocharian / Sogdian / Hán từ Turfan và Kucha,
những người ở tại Gansu Corridor có sự pha trộn của Trung Quốc / Tây Tạng, những người trong
thung lũng Chu
valley với phong cách của người West Turkistani và Sogdian, trong khi những người ở
Kashgar có hình vẻ của người Kashgari. Ngoại trừ đối với người Yugurs vàng, tất cả các bộ lạc của người
Duy Ngô Nhĩ (Uighur) khác cuối cùng đã cải sang đạo Hồi nhiều thế kỷ sau. Để hiểu rõ hơn sự năng động của việc đổi đạo đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, chúng ta một lần nữa
hãy nghiên cứu thêm các lý do
đối với sự cải đạo của người
Duy Ngô Nhĩ, lúc này từ
Ma Ni giáo sang Phật giáo. Chúng ta cần tập trung
thảo luận với hai nhóm
lớn nhất, người Duy Ngô Nhĩ Qocho (Qoco) và người Yugurs vàng (Yellow Yugurs).
Sự Thân thuộc với Phật Giáo của Người Duy
Ngô Nhĩ Trước
Trước khi giới quý tộc Duy Ngô Nhĩ Orkhon cải sang Ma Ni giáo, người Duy Ngô Nhĩ trước đó đã theo Phật giáo khi
họ cai trị Turfan
trong những năm
đầu thế kỷ thứ bảy. Các chiến binh Uighur và thường dân đã duy trì mức kính ngưỡng Phật giáo đặc biệt trong suốt thời gian của Đế chế Uighur Orkhon. Điều
này được chứng minh bằng những lời lẽ chống
phá Phật giáo của một số người qaghans Uighur
sau đó. Tuy nhiên, những tài liệu Ma Ni giáo của người Duy Ngô Nhĩ của thời kỳ này đã chứa đựng các giáo lý mạnh mẽ của Phật giáo do nền tảng hấp thụ của các dịch giả Sogdian. Hơn nữa, chính tầng lớp quý tộc Duy Ngô Nhĩ đã không phải là
hoàn toàn là tín đồ của Ma Ni giáo. Nhiều người cũng theo đức tin Kitô giáo Nestorian. Một số người lại theo Phật giáo, bằng chứng là vị hoàng đế Tây Tạng,
Tri Relpachen, đã ủy nhiệm cho việc
phiên dịch nhiều kinh văn Phật giáo từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Uighur ngay sau khi hiệp ước hòa bình năm 821. Tuy nhiên, có những lý do
khác hơn sự thân hiểu chắc chắn góp phần đối với sự thay đổi tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ.
Sự
Phân Chia của Đế Chế Tây Tạng
Năm 836, bốn năm
trước khi người Kyrgyz tiếp quản của lĩnh địa người Orkhon Uighur, Hoàng đế Relpachen của Tây Tạng đã bị ám sát bởi người em trai của mình, Langdarma (gLang-dar-ma, r 836 - 842). Nắm lấy ngai vàng, hoàng
đế mới tạo nên một áp nghiêm
trọng đối với Phật giáo khắp Tây Tạng. Nó nhằm mục đích chấm dứt sự
can thiệp của Hội đồng Tôn giáo trong chính
trị và sự hao hụt kinh tế đã được thực hiện bởi chính sách
của vua Tri Relpachen đối với việc ban hành đạo luật ủng hộ quy mô hơn bao giờ hết với các tu viện. Vua Langdarma đóng cửa tất cả các tu viện và buộc
các nhà sư cởi bỏ quần áo. Tuy nhiên, Ông ta đã không tàn phá các cơ sở này hoặc các thư viện của họ. Mặc dù không được bước vào văn học kinh điển, Phật giáo vẫn tiếp tục xuyên qua những hành giả Tây Tạng.
Vào năm 842, Langdarma
bị ám sát bởi một tu sĩ, theo một học giả,
vị tu sĩ này là người đứng đầu Hội đồng Tôn giáo bị phế truất và là trụ trì trước đây của tu viện
Samyay. Nội chiến đã xảy ra sau đó với việc thừa kế ngai vàng, dẫn đến sự suy vong của Đế chế Tây Tạng. Trong hai
thập kỷ tiếp theo, Tây Tạng dần dần rút khỏi vị trí kiểm soát của mình ở Gansu và Đông
Turkistan. Một vài nơi đã trở thành thực thể độc lập chính trị
- đầu tiên là Đôn Hoàng, được biết đến như là quốc gia của Guiyijun
(Kuei i-chun, 848
- 890s) được cai
trị bởi người Hán bản xứ, và rồi đến Khotan (851-1006)
được cai trị bởi chính người của nó, hệ thống hoàng gia không bị gián đoạn. Trong những vùng khác, người Hán bản xứ nắm quyền
kiểm soát đầu tiên, nhưng không thiết lập một uy quyền mạnh mẽ, chẳng hạn
như Turfan, bắt đầu từ năm 851. Tuy nhiên, đến năm 866, các cộng đồng di dân Duy Ngô Nhĩ ở trong sự kiểm soát của người Tây Tạng trước đây đã trở nên đủ mạnh mẽ để thiết lập sự cai trị của chính mình.
Phân
Chia Chính Trị Khu Vực Sau Đó của Đông Turkistan
và Cam Túc
Vương quốc Qocho Uighur (866 - 1209) lúc đầu bao gồm vị trí giữa Turfan
và Beshbaliq. Cuối
cùng, nó kéo dài đến bờ rìa phía bắc của lòng chảo Tarim Basin đến Kucha. Vùng phía đông
của vành đai phía
nam chạy đến những biên giới của Khotan nơi đã trở
thành mảnh đất không có con người, với một
vài bộ tộc Tây Tạng ít người ở phía sau. Sự thương mại xuyên qua nó giữa người Hán và Khotan
và tiếp tục về hướng tây đến con đường cùng. Vùng Kashgar vẫn còn trong tay Qarluq.
Vương quốc Yugur vàng (866 - 1028) đã chiếm cứ tại vùng Gansu Corridor. Guiyijun giúp người nhập cư Duy Ngô Nhĩ thành lập nó thông qua sự viện trợ quân sự để trục
xuất những tàn tích còn lại của
sự cai trị Tây Tạng. Nhiều người Tây Tạng
chạy về miền nam khu vực Kokonor nơi mà họ hầu hết có nguồn gốc từ đó và nơi cuối cùng mà vương quốc Tsongka (Tsong-kha) đã thành lập. người Yugurs vàng
nhanh chóng chuyển sang các đồng minh của họ với Guiyijun, và chiếm nó trong những năm890s.
Một nhóm người khác, người Tanguts, sống trong khu vực và nhanh chóng trở thành một lực lượng chính
trong sự phát triển lịch sử. Họ có liên quan đến những người Tây Tạng
và lãnh thổ của họ
ở phía đông Gansu nơi đã tách người Yugurs vàng từ người Hán Trung Quốc tại Trường An vào giữa thế kỷ 7, người Tanguts đã chạy
trốn khỏi quê hương của họ
ở khu vực Kokonor do các cuộc tấn công liên tục của trung tâm Tây
Tạng và đã được đưa về nơi ẩn náu ở phía
đông Gansu dưới sự bảo vệ của nhà đường. Ở đó, ở đây họ đã tiếp nhận Phật giáo lần đầu tiên. Hàng ngũ của họ đã tăng lên trong một thế kỷ sau đó bởi người tị nạn Tangut
tiếp tục chạy trốn khỏi hoạt động quân sự Tây Tạng trong khu vực sau cuộc nổi loạn An Lộc Sơn.
Tất cả các khu vực Gansu và Đông Turkistan mà văn hóa
Tây Tạng đã lan rộng đã thoát khỏi sự đàn áp Phật giáo của vua Langdarma. Trên thực tế, Nhiều người tị nạn Phật giáo Tây Tạng tìm cách xin tị nạn ở đây và do đó Phật giáo đã hưng thịnh tại các khu vực này khi người Duy Ngô Nhĩ Orkhon
đến. Tuy nhìên,
phong cách Phật giáo người Hán Trung Quốc là hình thức chủ yếu, nhưng ảnh hưởng mạnh mẽ thuộc vềTây Tạng, và tại Turfan, yếu tố bản sắc phần lớn là người Sogdian và Tocharian.
Sự Đàn Áp Phật Giáo tại Trung Quốc
Trong khi đó, Phật giáo bị đàn áp
tại Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn ở Tây Tạng.
Trong vòng thế kỷ sau sự
đàn áp của vua Đường Huyền Tông với những cải cách để kiềm chế
sức mạnh của Phật
giáo, những tu viện Phật giáo Trung Quốc đã một lần nữa
nhận được tình trạng
miễn thuế. Họ duy trì một nguồn tài lợi của quốc
gia không cân bằng…Khi Hoàng đế
Võ Tông (Wu-tsung, 841 r - 847) lên ngôi, các quan chức Đạo giáo xúi dục ông ta phá sập chính sách của hoàng đế trước đối với các tu viện Phật
giáo. Bị thúc đẩy
bởi
sự lo âu ghen tị của các quan chức qua tác động của hậu cung
đối với chính sách và mối quan tâm của họ đối với nền kinh tế quốc gia, vua Võ Tông đã hành động. Năm 841, ông đã ra lệnh tất cả các tu sĩ bị nghi
ngờ có Phật tử nữ và lợi dụng sự mê tín của mọi người phải cởi áo hoàn tục và tất cả tiền bạc của thập
phương cúng dường và bất động sản của những tu viện đều bị tịch thu. Trong
khi làm như vậy, ông đã hoàn thành vai trò truyền thống của
những Hoàng đế miền bắc Trung Quốc
là bảo vệ sự thanh tịnh của giáo lý
Phật giáo.
Tuy nhiên các Bộ trưởng Đạo giáo đã không hài lòng với động thái này của
Hoàng đế. Họ kêu gọi loại bỏ tất cả các sự ảnh hưởng nước ngoài tại Trung Quốc và trở về giá trị và đạo đức truyền thống. Xác định không chỉ có Ma Ni giáo và
Kitô Nestrorian giáo, mà Phật
giáo cũng là tôn giáo nước ngoài, động thái đầu tiên của họ là chống
lại hai tôn giáo trước, dù chúng đã có mặt tại Trung Quốc trên một phạm vị rất hạn
chế. Năm 843, các quan chức này đã tác động hoàng đế áp đặt một lệnh cấm toàn bộ Ma Ni giáo và Kitô Nestorian giáo trên khắp đế quốc và trục xuất tất cả các
giáo sĩ. Điều này
không chỉ ảnh hưởng đến cộng
đồng thương gia Sogdian, mà còn với một số ít giới quý tộc Duy Ngô Nhĩ đang lánh nạn tại Trung Quốc.
Năm 845, phe
Đạo giáo thuyết phục Hoàng đế tiêu diệt tất cả, một số ngôi chùa và tu viện Phật giáo bị tịch thu và đốt tan những hình tượng được làm bằng kim loại quí giá của các ngôi
chùa, bắt tất cả Tăng Ni hoàn tục, cấm tất cả các Phật tử phục vụ trên đất tu viện, và chiếm đoạt
tất cả tài sản
thuộc sở hữu của tu viện.
Phân
tích về Sự Đàn Áp
Điều đáng chú ý rằng cuộc đàn áp và ngăn cấm tôn giáo nước ngoài không
bao giờ được mở rộng đối với
Hồi giáo. Cộng đồng thương gia
Hồi giáo đã được giới
hạn với các thành phố ven biển của Đông Nam. Họ đã không thường trực trên con đường Tơ Lụa cho đến những thế kỷ về sau. Người Sogdians, Hán, và Tây Tạng đã tiến hành ngành thương mại đó, với những người
Duy Ngô Nhĩ thì mong muốn đạt được một sự chia sẻ. Sự cạnh tranh đã khốc liệt và sự thực khắc nghiệt của các bộ trưởng Đạo giáo đó
không chỉ nhắm đến Phật tử, nhưng cũng với các tín hữu Kitô Nestoria và Ma ni, điều này cũng chỉ ra rằng
mục đích chủ yếu của họ bởi sự
lo ngại kinh tế.
Tây Tạng đã lao vào một
cuôc nội chiến và hiển nhiên để mất quyền kiểm soát của nó với Gansu và Đông Turkistan. Các đối thủ duy nhất
còn lại dành cho khoảng trống
quyền lực của người Tây Tạng để lại trên
con đường Tơ Lụa là người
Duy Ngô Nhĩ và Sogdians. Thực tế rằng cuộc khủng bố đã được
nhắm đến duy nhất vào những tôn giáo được
kiểm soát bởi người Sogdians, Hán, Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ, và không phải bởi người
Ả Rập, Ba Tư, có thể khẳng định rằng trọng tâm chính sách của các viên quan nhà Đường là con đường Tơ Lụa và Trung Á, không phải là South
Seas. Nếu cuộc đàn áp tôn
giáo ở Trung Á đã không được thi hành vì những lý
do chính trị, nó phải vì mối quan tâm kinh tế, và hầu như không bao
giờ đặt trên cơ sở tinh thần hoặc học thuyết.
Kết Quả
Sau cái chết của Wuzong
vào năm 847, Hoàng đế mới -Tuyên Tông (r. 847 - 860),
đã hủy bỏ các nhà lãnh đạo
Đạo giáo và ngay sau đó đã cho phép Phật giáo phục hồi. Tuy nhiên, hầu hết các tông phái Phật giáo Trung Quốc đã không thể tồn tại sau sự khủng bố
nghiêm
trọng này. Chỉ có Chan
(Zen Nhật Bản) và tông phái Tịnh Độ phục hồi được, vì vị trí của Tịnh Đô Tông vốn nằm trong các vùng núi xa xôi của phía tây Hán Quốc và thiếu sự phụ thuộc vào hệ thống tu viện, và sau đó
nhờ tính phổ biến,
dành cho tầng lớp bình dân của nó.
Khi quyền lực của triều đại nhà Đường đã suy tàn cho đến khi sự kết thúc của nó vào năm 907 và Trung Quốc tách ra trong
giai đoạn Ngũ Đại (907-960), người Trung Quốc
đã bị mất tất cả ảnh hưởng tác động ở Trung Á. Chiến lược của các Bộ trưởng Đạo giáo để loại bỏ sự cạnh tranh trên con đường Tơ Lụa và đạt được
lợi thế kinh tế cho nhà Đường Trung Quốc
đã kết thúc
trong thất bại.
Tác Động của Sự Phát Triển về Việc Cải Sang Phật Giáo của người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs)
Đây là bối cảnh chính trị và kinh tế mà sau đó người Duy Ngô Nhĩ Orkhon đã thay đổi tôn giáo từ Ma Ni giáo sang Phật giáo. Như với người Đông Thổ Nhĩ Ký đồi từ Shaman giáo sang Phật giáo và
rồi trở lại, và việc cải đạo trước đó
của người Duy Ngô Nhĩ từ Shaman giáo sang Phật giáo và sau đó Ma Ni giáo, có ba yếu tố chủ yếu đã ảnh hưởng đến sự thay
đổi và sự lựa chọn tôn giáo. Đầu tiên là
sự cần thiết cho một lực lượng thống nhất để tập hợp những
người đứng sau một triều đại mới.
Thứ hai là tìm kiếm sức mạnh siêu nhiên để
hỗ trợ cho sự
cai trị mới, dựa trên việc đánh giá sự thành công của
các tôn giáo khác nhau trong việc đối đầu với các chế độ ngoại bang khác. Thứ ba là sự ưu tiên hàng đầu về việc đạt được lợi ích kinh tế từ
sự kiểm soát các con đường Tơ Lụa thương mại.
Người Duy Ngô Nhĩ Qocho và Yugurs Vàng đã bắt đầu không chỉ là triều đại mới, nhưng cũng có
những cách thức mới của cuộc sống như là cư dân đô thị của những ốc đảo. Ma Ni giáo đã biểu lộ sự phá sản khi một tôn giáo nhà nước có khả năng cung cấp sức mạnh siêu nhiên
để duy trì đế chế Orkhon trước đây
của họ. Họ cần một tôn giáo mới
xung quanh nó để tập hợp và cung cấp cho họ với
sự hỗ trợ phi thường cần thiết để tạo nên quá trình
chuyển đổi thành
công.
Đế chế Tây Tạng
vừa sụp đổ và nhà
Đường Trung Quốc cũng đã là trước sự tan rã. Người Duy Ngô Nhĩ đã chiến
đấu chống lại cả hai trước đó và biết điểm mạnh
và điểm yếu của họ. Từ quan điểm của người du mục, Shaman, sự thất bại của cả hai
chỉ có thể duy nhất do cuộc đàn áp mà họ đối với Phật giáo trước đó. Đế chế Tây Tạng và nhà Đường Trung Quốc
đã xúc phạm những vị thần linh Phật giáo và đã mất đi sự ủng hộ của họ. Sức mạnh siêu nhiên của Phật giáo
đã được chứng
minh rõ ràng. Một thế kỷ trước người Duy Ngô Nhĩ đã quyết định rằng những thất bại của hoàng
đế Đường bởi
Abbasids và cuộc
nổi loạn An Lộc Sơn đều do sự yếu kém của Phật giáo (sau cuộc đàn áp của Huyền Tông)
và vì vậy họ đã trở về đức tin Ma Ni giáo. Tuy nhiên, quá trình của sự
kiện đã chỉ ra
rằng sự đánh giá của họ đã bị nhầm lẫn.
Hơn nữa, cả Tây
Tạng và nhà Đường Trung Quốc bấy giờ đã bị cắt bỏ từ con đường Tơ Lụa và quá yếu kếm để kiểm soát sự thương mại béo bở của mình, bởi nó vẫn chủ yếu nằm trong tay của
Sogdians. Nhiều người phật tử tị nạn của trung Tạng và Trung
Quốc chạy trốn khỏi cuộc đàn áp
ở vùng đất của chính họ, đã đổ xô đến các lãnh thổ xuyên qua phía đông của con đường Tơ Lụa đã trãi dài, cụ thể là Turfan, Guiyijun,
Gansu Corridor, khu vực người Kokonor thuộc đông bắc Tây Tạng, và lãnh thổ Tangut. Đây là vì Phật
giáo tiếp tục phát
triển mạnh trong
tất cả các khu vực này mà không có sự gây trở ngại của chính phủ. Như vậy, Phật giáo rõ ràng mạnh mẽ hơn dọc theo vùng phía đông
của con đường Tơ Lụa hơn là Ma Ni giáo hoặc
Kitô Nestorian giáo. Hơn nữa, cả Tây
Tạng và nhà Đường Trung Quốc vừa kết thúc giai đoạn khủng bố Phật giáo, những người theo đức tin Phật giáo dọc theo con đường Tơ Lụa mà không
có một sự bảo trợ của hoàng gia mạnh mẽ. Các tu viện và Phật tử đều hoan nghênh một nhà lãnh đạo tôn giáo gánh vác vai trò này.
Vì vậy, kể từ khi Phật
giáo được thành lập và ổn định thật sự ở Đông Turkistan và Gansu, không chỉ với người Sogdians, nhưng cũng với các dân tộc Trung Á khác trong khu
vực, và kể từ khi nhiều người Duy Ngô
Nhĩ đã quen thuộc với nó, đặc biệt là những người đã sống
trong các
khu vực này, Phật giáo là sự lựa chọn tôn giáo hợp lý đối với người Duy Ngô Nhĩ Qocho và các hoàng tử Yugur vàng. Trở thành người ủng hộ Phật giáo sẽ đặt
họ ở vị trí mạnh nhất để được chấp nhận
như những lãnh chúa và người bảo vệ con đường Tơ Lụa. Vì thế, các nhà lãnh đạo của cả hai vương quốc đã dùng danh xưng
“hoàng tử Bồ Tát” mà những nhà cai trị Duy Ngô Nhĩ trước đã dùng một thế kỷ rưỡi trước đó khi họ đã kiểm soát vùng Turfan xưa kia.
Với sự trợ giúp của đa ngôn ngữ Sogdians, người Duy Ngô Nhĩ đã bắt đầu dịch các
kinh điển Phật giáo sang ngôn ngữ
của họ, không phải từ các phiên bản Sogdian, nhưng từ các văn bản Trung Quốc và Tocharian,
vay mượn các yếu tố từ các bản dịch của ngôn ngữ
Old Turk trước. Người Sogdians đã không phiên dịch từ văn bản của chính họ có lẽ vì họ muốn duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của họ và không trở thành bị mất trong một
nền văn hóa Phật giáo Duy Ngô Nhĩ mà tất cả mọi người
theo cùng một truyền thống Kinh điển.
Vị Trí của Hồi Giáo vào Cuối của
Thời Kỳ Abbasid Trước
Vào giữa thế kỷ thứ chín
khi Abbasid Caliphate
bắt đầu mất sự
kiểm soát trực tiếp tại Trung Á, Hồi giáo tiếp tục bị giới hạn tại
đây với Sogdia. Nó
đã được còn trong số các con cháu
người Ả Rập và người dân địa phương đã chấp nhận đức tin ngoài quyền lực, nhưng
chủ yếu là do sự hấp dẫn với văn hóa Hồi
giáo.
Khi đế chế Abbasids đã khởi động cuộc thánh chiến (jihads) chống lại Saurashtra và Kabul,
mặc dù đối thủ của
họ là Phật tử, các cuộc chiến tranh thần
thánh của họ đã không nhằm mục đích tiêu diệt Phật giáo. Trong
cả hai trường hợp, các nhà lãnh đạo Hồi giáo đã nhầm lẫn sự nâng đỡ của Phật giáo cho việc chống Abbasid Musalemiyya và phiến quân Manichaean Shiite. Hầu hết, các đế chế Abbasids đã hài hòa với Phật giáo và duy trì
mối quan hệ
thương mại và văn hóa với các quốc
gia Phật giáo.
Trong những thập kỷ sau, đã xảy ra một sự
thay đổi lớn khi Trung Á đặt dưới sự cai trị của các dân tộc khác nhau gốc Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số quốc gia Thổ
Nhĩ Kỳ chấp nhận Hồi giáo bởi vì
các nhà lãnh đạo của họ đã là những
thủ lĩnh quân sự
nô lệ dưới đế chế Abbasids và đã giành
được sự tự do của mình bằng cách chuyển đổi sang đạo Hồi. Tuy nhiên,một trong số chúng, quốc gia Qarakhanid, tự nguyện chấp nhận Hồi
giáo với nhiều lý do giống người dân Thổ
Nhĩ Kỳ trước đó, chẳng hạn như người Đông Thổ Nhĩ Kỳ và người Duy Ngô Nhĩ đã thay đổi tôn giáo và cải sang Phật giáo, Saman giáo, hoặc Ma Ni giáo. Trước hết đối với tư tưởng của những nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là vấn
đề sức mạnh siêu nhiên để hỗ trợ
quốc gia của họ và chiến
lược địa lý chính trị để đạt được quyền
kiểm soát về con
đường thương mại Tơ Lụa. Sự lan rộng hơn của Hồi giáo vào khu vực Trung
Á và Ấn Độ và sự giao thoa của nó với Phật giáo trong hai các khu vực này sẽ trở nên dễ hiểu hơn trong bối cảnh
đó.
No comments :
Post a Comment