
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn. Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây" và theo thống kê cho biết mỗi năm có hơn 270 triệu con gà tây bị giết làm thức ăn, trongđó có 78 triệu con lên bàn ăn vào ngày lễ Tạ Ơn. Trong dịp lễ này, ngoài món gà tây nướng, còn có các món khoai lang, bắp ngô và bí đỏ.
Theo tài liệu lịch sử Hoa Kỳ, những người tiền phong đến phần đất mới này, đã phải chịu nhiều gian nan cực nhọc, do khí hậu khắc nghiệt, bệnh hoạn và đất hoang chưa bao giờ khai phá. Với sự giúp đỡ chỉ bảo kinh nghiệm trồng hoa mầu của thổ dân trong vùng, họ đã khắc phục được mọi khó khăn.
Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cầy cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này.
Và để tỏ lòng biết ơn đất trời và những người bạn mới, họ đã mời thổ dân trong vùng tham dự bữa ăn với những món ăn do chính họ cầy cấy, như khoai lang, bắp ngô, bí đỏ và gà rừng vào một ngày cuối tháng Mười Một, và từ đó có tục lệ này.
Khởi từ câu chuyện chiếc tàu Mayflower. Tháng 09 năm 1620, một nhóm gồm 102 người, trong đó có 44 người thuộc giáo phái Separatist, tức nhóm ly khai Giáo Hội Anh Quốc Giáo, muốn tìm đất sống mới và có quyền tự do tín ngưỡng, đã lên chiếc tàu buồm Mayflower rời cảng Plymouth ở Anh, vượt Đại Tây Dương sang Bắc Mỹ. Sau cuộc hành trình vất vả dài 65 ngày, tàu Mayflower không đến được nơi dự tính là vùng Virginia mà bị gió bão trôi giạt lên phía Bắc, đến một vùng ngày nay thuộc bang Massachusetts vào tháng 11 năm 1620. Nhóm di dân này được gọi là Pilgrims, đã trở thành những người đầu tiên định cư trên đất Mỹ, lập ra thành phố New Plymouthngày nay. Do không chịu nổi đói và rét của mùa Đông lạnh giá đầu tiên nơi vùng đất mới, phân nửa những người di dân đã chết. Tới mùa Xuân năm sau, 1621 họ mới liên lạcđược với thổ dân da đỏ Wampanoag và được những người thổ dân này giúp đỡ trong vấn đề trồng hoa mầu, cách bắt cá và săn thú rừng và họ đã gặt hái được kết qủa. Sau đó, những người di dân sống sót quyết định làm lễ tạ ơn Trời Đất và tạ ơn những người bản xứda đỏ đã giúp đỡ họ vì họ tin rằng nếu không có những người dân tốt bụng này thì họ không thể tồn tại được qua năm đó. Và đây là sự kiện khởi đầu cho truyền thống Thanksgiving của Hoa Kỳ và truyền thống này còn mãi đến ngày nay.
Hơn 100 năm sau, với mục đích tạo dựng tinh thần đoàn kết giữa các người di dân chống lại ngoại xâm, tháng 10 năm 1789, tổng thống Washington đã công bố ngày lễ Tạ Ơn toàn quốc đầu tiên vào ngày 26 tháng 11. Điều nầy xác địnhđược tính chất đặc thù của ngày lễ Tạ Ơn trong khi dân Mỹ đang phát động cuộc cách mạng để giải phóng dân tộc ra khỏi sự đô hộ của Anh quốc.
Vào những năm 1830, khi tình hình nước Mỹ bắt đầu bị chia rẽ, và các tiểu bang Miền Nam đòi ly khai, tổng thống Lincoln tuyên bố chọn ngày Thứ Năm của tuần lễ cuối tháng 11 năm 1863, làm ngày lễ Tạ Ơn, nhằm tạo nên tình đoàn kết dân tộc trong lúc cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ đang vào thời kỳ tương tàn và ác liệt nhất. Ông nhận thứcđược tầm quan trọng của ngày lễ Tạ Ơn, và cũng muốn nhắc nhở dân Mỹ nhớ đến công ơn của những người di dân đầu tiên đã xây dựng nên nước Mỹ.
Không dựa theo một tôn giáo nào, lễ Tạ Ơn trải qua gần 400 nămđã trở thành ngày hội của cả quốc gia, cảm ơn trờiđất cho mọi người đủ cơm áo mặc.
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hayđể tưởng niệm một cá nhân nào. Nó là ngày lễ cho tất cả các dân tộc có mặt trên nước Mỹ, vốn là những người di dân, để họ bày tỏ lòng biết ơn của họ đối vớiđất nước, dân tộc, văn hoá và nền tự do dân chủ của Hoa Kỳ. Ngày lễ Tạ Ơn giúp người di dân có cơ hội nói lên lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân và những sự hy sinh của những người có công xây dựng đất nước. Ý nghĩa ngày lễ này gắn liền với lòng biết ơn của con người, nên rất đáng được những người di cư đến sau, trân quý và áp dụng. Trong giai đoạn đầu tiên định cư nơi xứ sở này, những người di cư đến sau cũng gặp vô vàn khó khăn, nhưng cuối cùng dân tộc Hoa Kỳ và đất nước này,đã giúp họ vượt qua mọi trở ngại và họ đã thành công, không có mùa màng nhưng được công ăn việc làm tốt, buôn bán thịnh vượng phát đạt, từ tiểu thương bán lẻ, từ làm móng tay, làm tóc đến buôn bán nhà cửa và thịtrường chứng khoán. Vì thế lễ Tạ Ơn là nét đẹp văn hóa mới đối với người Việt tại Hoa Kỳ.
Vớiđạo Phật, lễ Tạ Ơn cũng không ngoài tinh thần lễ TứÂn mà người con Phật phải luôn luôn nhớ tưởng và báođền. Theo kinh Tâm Địa Quán, bốn ơn đó là: Ơn cha mẹ,Ơn chúng sinh, Ơn quốc gia-xã hội, và Ơn Tam Bảo.
Trong bốn ơn thì Ơn Cha Mẹ là ơn đứng hàng đầu, lớn lao sâu rộng tựa như trời biển. Chúng ta ra đời, lớn khôn, trưởng thành rồi góp mặt với xã hội là do công ơn cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng. Từ lúc bé thơ cho đến khi thành người, cha mẹ đã tốn không biết bao nhiêu là công sức, khổ nhọc để cho ta nên người. Cha mẹ đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt trong cuộc sống đểcho ta hưởng trọn được những gì tốt đẹp nhất trong đời. Lòng hy sinh của cha mẹ dành cho con không bờ bến. Cho nên, bổn phận làm con không những phải nhớ ơn mà phải biết báo đền công ơn dưỡng dục và sanh thành của cha mẹ.
Thếgiới chúng ta đang sống là một sự kết hợp hài hòa giữa cái này và cái khác. Thiếu cỏ cây, đất nước, ánh sáng mặt trời, chúng ta khó có thể tồn tại, hay nếu sốngđược thì chúng ta cũng sẽ sống trong ốm đau bệnh tật và đời sống sẽ tẻ nhạt khi thiếu vắng tiếng chim hót lúc ban mai, thiếu hoa nở khi trời vào xuân, thiếu tiếng nước chảy róc rách của mạch nước từ hang đá, thiếu tiếng ào ạt liên tục của dòng thác tạo thành bản nhạc rừng vĩ đại. Và con người sẽ sống cô đơn khi thiếu đồng loại của mình, sẽ héo mòn mỗi ngày, rồi sẽ trở thành trơ trọi, mất sức sống. Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới của sự tương tức tương nhập, trùng trùng duyên khởi, thế giới của “cái này có thì cái kia có, và cái này không thì cái kia cũng không”. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của nợ nần nhau, của trả vay, vay trả nhiều đời. Chính tấm thân của chúng ta cũng là một sự vay mượn, tâm thức của chúng ta là một dòng luân lưu của ý thức từ nhiều người khác nhau, của ngoại cảnh và nội giới. Suy nghĩ và hiểu được như vậy, chúng ta mới biết được rằng dù hiện tại, chúng ta và những sinh thểkhác không biết nhau, nhưng trong quá khứ có thể đã có nhiều liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu được như thế thì chúng ta không thể không nghĩ đến nỗi thống khổ của người khác, hay nhân rộng ra là những sinh thể khác. Chúng ta cần phải cân nhắc trong ý nghĩ và hành động để không làm hại người, hại vật và hại mình là chúng ta đã biết được cách tri ân và báo ân giữa người và người, giữa người và môi trường xung quanh, để tạo nên một thế giới loài người sống có hòa ái. Phát tâm như vậy, chính là suối nguồn của tri ơn và báo ơn đến với chúng sanh.
Con người sinh ra và sống ở đời là đã chịu rất nhiều nhữngơn huệ của nhau. Ơn cha mẹ, ơn chúng sinh, ơn mưa, ơn nắng, ơn cỏ cây hoa lá và ơn sơn hà xã tắc (quốc gia xã hội), ơn những người đã dày công lập quốc và mở mang bờ cõi, ơn công lao những lòng dũng cảm giữ gìn an ninh và những nhà khoa học, miệt mài nghiên cứu tìm tòi để thăng tiến cuộc sống tiện ích cho mọi người. Chúng ta nhớ ơn chúng sinh, nhớ ơn quốc gia xã hội, trong đó bao gồm ơn dân tộc và quốc gia đã cưu mang chúng ta, đã cho chúng ta thừa hưởng những di sản tinh thần quý báu như dân chủ và tự do, cùng là những tiện nghi công cộng vật chất. Khi ăn hột bắp hay hạt gạo chúng ta còn nhớ đến người cấy trồng huống hồ khi chúng ta lái xe an toàn trên xa lộ, bay trên không trung an lành nhanh chóng, hay đi tầu thuyền trên các hải lộ,mà không nhớ đến tiền thuế đóng góp của những thế hệtrước chúng ta đã tạo dựng nên quốc gia này. Mỗi người chúng ta dù muốn dù không cũng cần đến người khác, tất cả đều có liên hệ hỗ tương với nhau, nên chúng ta cần sống với tấm lòng biết ơn lẫn nhau.
Và cuối cùng trong bốn ơn là Ơn Tam Bảo. Ơn Phật, ơn Pháp và ơn Tăng đã soi đường dẫn dắt chúng ta vượt thoát phiền não và ra khỏi sinh tử luân hồi. Quả thật không có nỗi khổ nào lớn lao bằng nỗi khổ cứ thăng trầm ngụp lặn mãi trong luân hồi sinh tử. Ðức Phật đã thấy nhưthế và Ngài đã tìm ra con đường giải thoát để hướng dẫn chúng ta cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã từ bi phương tiện giáo hóa, mở nhiều cánh cửa để chúng ta gieo trồng thiện căn, phúc đức. Sở dĩ, hôm nay chúng ta gặp được Phật pháp, để biết được đâu là thiện căn đã gieo trồng từ trước và đâu là ác nghiệp, nếu gây ra sẽ nhận lãnh quả báo xấu trong tương lai. Tất cảnhững hiểu biết ấy của chúng ta hôm nay là từ Phật, Pháp và Tăng truyền dạy lại. Đó là ơn Tam Bảo mà chúng ta phải biết và phải đền đáp.
Ngày lễ Tạ Ơn đã trở thành một ngày lễ được dân Mỹ tôn trọng nhiều nhất, bất kể tôn giáo và nguồn gốc dân tộc. Qua đó, người ta xem sự biết cảm ơn lòng tốt của người xung quanh là điều không thể thiếu vắng trong sinh hoạt xã hội. Với cái nhìn sâu rộng, người ta muốn mang trọn vẹn ý nghĩa cảm tạ vào trong mùa Thanksgiving. Nó không đơn giản chỉ là một ngày quốc lễ, mà là một phần của nền văn hoá Hoa Kỳ. Có lẽ ngày lễ Tạ Ơn là cơ hội thuận tiện cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn nhau, không chỉ riêng vớiđấng thiêng liêng tôn giáo, với Tứ Ân trong Phật Giáo, mà với mọi người thân như: cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, bạn bè, tình nhân và những người gần gũi trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu được, hãy trao nhau một món quà nho nhỏ, hay chỉ một câu nói cám ơn chân tình qua tấm thiệp hay email để biểu lộ tấm lòng nhớ nhau và biết ơn nhau. Những nghĩa cử cao đẹp này sẽ mang lại hạnh phúc và niềm vui trong cuộc sống cho mọi người quanh ta.
Chúng ta ăn mừng lễ Tạ Ơn trong tinh thần lễ Tứ Ân, trong niềm hân hoan vui mừng thành đạt sau một năm trời làm việc hăng say, học hành đỗ đạt, buôn bán mệt nhọc. Nhân dịp Thanksgiving, ban biên tập chúng tôi xin chân thành cảm tạ quý độc giả đã gửi thư góp ý và thăm viếng Thư Viện Hoa Sen và chúng tôi cũng không quên hết lòng cảm tạ quý Thầy Cô cùng quý Phật tử khắp nơi trên thế giới đã đánh máy kinh sách, biên tập bài vở và góp công sức tạo dựng nên website Thư Viện Hoa Sen. Kính gửi đến quý vị lời chúc mừng một lễ Tạ Ơn tràn đầy an lạc và hạnh phúc.
Tâm Diệu
Xem thêm bài:
Xem thêm bài:
QUAN ĐIỂM CỦA THỔ DÂN MỸ: MỘT NGÀY “KHÔNG TẠ ƠN”
[In The Indian View: A Day Of “No Thanks”]
Tác giả: Ward Churchill Professor of Ethic Studies,
University of Colorado (Sacramento Bee, 11-23-2000)
Trần Chung Ngọc dịch.
Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày mà Hiệp Chủng Quốc ăn mừng sự kiện là những người Anh đầu tiên ở thuộc địa Plymouth thoát được nạn đói qua mùa Đông 1620-21. Nhưng theo quan điểm của người thổ dân Mỹ, các người muốn chúng tôi phải tạ ơn cái gì?
Có người nào thực sự mong muốn chúng tôi phải tạ ơn sự kiện là, ngay sau khi những người da trắng đầu tiên đến Plymouth hồi phục được sức lực, họ bắt đầu tận diệt chính những người thổ dân đã nuôi sống họ trong mùa Đông đầu tiên này? Chúng tôi có phải biểu lộ lòng biết ơn của chúng tôi đối với những tên thực dân đã tàn sát những người da đỏ Pequots ở Mystic, Connecticut, hay sự khoa trương của họ để biện minh cho cuộc tàn sát bằng luận điệu coi người thổ dân như là đàn chuột hay rận, chấy?
Hay là chúng tôi phải vui mừng trước những cuộc tàn sát vô tận tiếp theo ở St Francis (1759), Horseshoe Bend (1814), Bad Axe (1833), Blue Water (1854), Sand Creek (1864), Marias River (1870), Camp Robinson (1878) và Wounded Knee (1890), đó là chỉ kể những cuộc tàn sát tàn khốc nhất..
Chúng tôi có phải tạ ơn chính sách của mọi thuộc địa Anh (ở Đông Bắc nước Mỹ), cũng như của 48 tiểu bang khác ở miền Nam, thưởng tiền cho những kẻ đi săn, lột da đầu người thổ dân làm chứng cớ đã giết được những người thổ dân, kể cả đàn bà và trẻ con?
Chúng tôi phải tạ ơn như thế nào trước lệnh của Lord Jeffrey Amherst năm 1763, mang những vật nhiễm bệnh đậu mùa làm quà tặng cho dân Ottawas để cho “chúng ta có thể diệt trừ cái giống dân xấu xa đáng ghét này”? (How might we best show our appreciation of the order issued by Lord Jeffrey Amherst in 1763 requiring smallpox-infested items be given as gifts to the Ottawas so that “we might extirpate this execrable race?”)
Có hợp lý không khi muốn chúng tôi phải hân hoan vì dân tộc chúng tôi, vào khoảng 15 triệukhi người Tây phương bắt đầu xâm lăng, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890? Có thể chúng tôi nên vui mừng vì những người “định cư hiền hòa” (peaceful settlers) tới đây đã không giết hết chúng tôi.
Nhưng thực ra họ không cần phải làm thế. Tới năm 1900, họ đã chiếm 98% đất đai của chúng tôi. Số thổ dân còn lại đơn giản được ném vào những miền đất khô cằn không ai muốn, tin tưởng rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng cho khuất mắt và không còn làm bận tâm những nguời trong xã hội những người định cư.
Chúng tôi chưa có chết hết, nhưng chúng tôi trở thành đám người nghèo khổ, thiếu dinh dưỡng, và nhiều bệnh tật nhất trên lục địa ngày nay. Tuổi thọ của chúng tôi trung bình là 50 trong khi của những người Mỹ gốc Âu Châu là 75.
Chúng tôi còn phải chịu đựng chính sách diệt chủng bằng văn hóa (cultural genocide) trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ con cái chúng tôi học trong các trường công lập đã bị cấy vào đầu óc ý niệm “giết dân da đỏ” và thay thế những truyền thống dân tộc địa phương bằng những tập hợp giá trị và hiểu biết Âu-Mỹ văn minh hơn.
Chúng tôi có nên biết ơn về những phim ảnh “cao bồi giết dân da đỏ” [Hollywood Westerns] của Hollywood, chiếu đi chiếu lại trên những đài truyền hình, và những đoạn phim chế diễu người thổ dân Mỹ như là không phải giống người?
...Vào khoảng ba phần tư thổ dân trưởng thành trở thành nghiện rượu hay các chất độc hại khác.. Đây không phải là một trạng thái di truyền. Đây là một toan tính tuyệt vọng tập thể để trốn khỏi thực tế hãi hùng của chúng tôi từ cuộc chiến thắng vinh quang của Mỹ.
Không có gì là khó hiểu khi người thổ dân ở đây không ăn mừng ngày lễ tạ ơn. Vấn đề thật sự là tại sao lại có người ăn mừng trong khi ngày đó phải là một ngày đau buồn và chuộc tội.
|
TẠ ƠN và TẠ LỖI hay là
SỰ THẬT và HUYỀN THOẠIĐào Viên
Tại Hoa Kỳ có hai ngày lễ chính thức trong năm được phần lớn mọi người coi là quan trọng nhất: đó là Ngày Lễ Giáng Sinh, được gọi là Christmas hay Noel và ngày Lễ Tạ Ơn hay là Thanksgiving. Nhiều người còn gọi ngày lễ này là ngày Lễ Gà Tây, vì Gà Tây là món ăn độc đáo của ngày lễ này.
Người Hoa Kỳ tuyệt đại đa số theo đạo Thiên Chúa: hoặc là Tin Lành (Protestant) – cũng còn được gọi là Phản Thệ giáo – với rất nhiều tông phái (Baptist, Presbyterian, Lutheran, Anglican, Episcopal, Pentacostal,…) hoặc Ca Tô La Mã, cho nên lễ Giáng Sinh, một ngày lễ có tính cách tôn giáo, được coi là trọng thì chẳng có gì là lạ.
Ngày Lễ Tạ Ơn thì khác, không có tính cách tôn giáo, mà lại liên quan rất nhiều đến lịch sử nước Hoa Kỳ, ở một thời đại rất xa xưa, trước khi Hoa Kỳ trở thành một nước độc lập, tự chủ, trước khi nước này được gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ hay là the United States of America.
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại (Myths). Ngày Lễ Tạ Ơn cũng không phải là một ngoại lệ,
Khi mới sang Hoa Kỳ ở cái tuổi quá nửa đời người, tôi tất nhiên chẳng biết ngày Lễ Tạ Ơn là ngày gì và tại sao lại có ngày này. Chẳng bao lâu gia đình chúng tôi đã được những người bạn thân Hoa kỳ mời đến nhà tham dự Lễ Gà Tây, chúng tôi mới biết đại khái về ngày lễ này. Các con tôi đi học ở trường cũng được các thầy cô giảng dậy rất kỹ về Ngày Lễ Tạ Ơn, đặc biệt về Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên. Về nhà, các cháu cũng nói chuyện lại. do đó bổ túc thêm rất nhiều những điều chúng tôi được biết khi dự Lễ Gà Tây ở nhà người bạn.
2. Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên truyền thống
Học trò ở trường được các thầy cô kể chuyện về Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên như sau:
“Một thời lâu lắm rồi có những người Anh gọi là “Puritans”, dịch là những Thanh giáo đồ, là những người bị bắt buộc theo giáo phái của nhà Vua, gọi là King’s Church, nhưng họ lại chỉ muốn được tự do cầu nguyện theo truyền thống thờ phượng riêng của họ mà thôi.
Những người Thanh giáo đồ này đã tìm cách rời nước Anh, và họ tìm đến một quốc gia nhỏ đầu tiên là Hòa Lan gần nước Anh. Họ đã tìm cách hòa nhập vào sinh hoạt tôn giáo cuả người Hòa Lan địa phương, nhưng không được, vì ngôn ngữ bất đồng và tín ngưỡng có khác. Thế là một lần nữa, những người theo Thanh Giáo lại lên đường tìm về miền đất mới, đó là Châu Mỹ xa xôi. Họ được gọi là những người “Pilgrims”, hay là những người Di Dân Hành Hương.
Tại xứ sở này, họ có được sự tự do tôn giáo, con cháu họ được nói tiếng Anh. Năm 1620, năm đánh dấu 102 người Di Dân Hành Hương đầu tiên đi tìm đất mới rời Hòa Lan và tàu cuả họ đã cập bến Mayflower tại Massachussets, thời tiết khắc nghiệt với những cơn mưa và khí hậu lạnh lẽo, nhiều người đã nhiễm bệnh nên con tàu không thể tiếp tục lênh đênh trên biển.
MayFlower là một hải cảng nhỏ cuả tiểu bang Massachussets, nơi dừng chân cuả những người Di Dân Hành Hương kiệt lực vì sóng gió và khí hậu khắc nghiệt, họ bắt đầu cuộc đời mới tại một thành phồ nhỏ mang tên là Plymouth. Nhưng mùa đông năm đó, khí hậu nơi này cũng vô cùng khắc nghiệt, nhiều người đã chết, họ sống lây lất bằng ít lương thực thật nhỏ nhoi, cầm cự mãi nếu không có sự giúp đỡ cuả những người địa phương, đó là những người Da Đỏ, mà hồi đó người thám hiểm Âu châu cứ nghĩ đó là những người Ấn Độ cho nên gọi họ là Indians.
Những người dân địa phương tốt bụng này đã hướng dẫn cho họ hòa nhập vào đời sống mới, dạy cho họ cách trồng trọt và bắt cá để làm thức ăn , chỉ cho họ cách trồng bắp, một loại ngũ cốc dễ ăn và dễ cất giữ để làm lương thực trong đời sống hằng ngày. Bắt đầu từ đấy, người di dân xây được nhà thờ cuả họ, xây dựng nhà cửa, và họ đã rất hạnh phúc khi có một đời sống no ấm trong một xứ sở tự do.
Tháng 11 năm 1620 là ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên được hình thành cho cộng đồng người da đỏ bản xứ và người di dân đến từ nước Anh. Họ tổ chức một buổi tiệc Tạ Ơn để người Di Dân Hành Hương có dịp bày tỏ lòng tri ơn cuả họ , cảm ơn Thượng Đế đã cho họ được gặp những người địa phương đầy lòng từ tâm, đã giúp họ một cuộc sống mới nơi mà họ đã phải đánh đổi bao nhiêu gian nan để tìm kiếm”.
Đó là câu chuyện phần lớn người Hoa Kỳ được biết về Ngày Lễ Tạ Ơn, vì ngay từ nhỏ họ đã được giảng dậy như vậy.
3. Ngày Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên thực sự
Tuy nhiên có một số người Hoa Kỳ không nghĩ là câu chuyện xẩy ra đã lại giản dị và hoàn toàn tốt đẹp như vậy. Họ là hậu duệ của những người Da Đỏ.
Một trong những người này là ông Chuck Larsen. Ông là con cháu người Da Đỏ khi xưa. Trong huyết quản của ông, một người lai căng, có có giòng máu Pháp Quebequois, giòng máu thổ dân Da Đỏ Ojibwa, và thổ dân Iroquois. Ông cũng là một nhà giáo dậy Tiểu học. Ông cũng đã từng nghiên cứu Sử học, viết sách về lịch sử nước Hoa Kỳ và người thổ dân Da Đỏ cũng như về người Hoa Kỳ gốc Da Đỏ. Đối với ông, mỗi lần đến Mùa Tạ Ơn, ông bị rất nhiều khó khăn, không biết phải làm thế nào. Năm 1986, ông viết:
“Là một người Da Đỏ, mà cũng là một giáo viên đã dậy học 12 năm, Mùa Lễ Tạ Ơn không bao giờ là một ngày lễ dễ xử cho tôi khi phải dậy các em. Đôi khi tôi cảm thấy tôi đã biết quá nhiều về người “Anh Di Dân Hành Hương, (Pilgrims) và người Da Đỏ”. Cứ mỗi năm tôi lại phải đối diện với sự mâu thuẫn: một bên là lương tâm nghề nghiệp, một bên là lòng chân thành đạo đức. Tôi làm thế nào dể có thể vừa là một người lương thiện thẳng thắn vừa là một nhà giáo cho biết thông tin đầy đủ cho các em học trò lớp tôi dậy, nhân ngày Lễ Tạ Ơn, mà không bị vướng vào những sự bóp méo lịch sử và cách diễn tả con người rập theo một mẫu sẵn.”
Theo cô Susan Bates, cũng là hậu duệ của người Da Đỏ thì chuyện Ngày Lễ Tạ Ơn trong đó những người Di Dân Hành Hương Pilgrims và người Da Đỏ vui vẻ cùng nhau ngồi ăn chung một bữa tiệc lớn là một chuyện có xẩy ra thật, nhưng chỉ xẩy ra có một lần. Chuyện Lễ Tạ Ơn đã thực sự xẩy ra rắc rối và bi thảm hơn nhiều.
Cô viết trong trang The Real Story of Thanksgiving (Chuyện Lễ Tạ Ơn đích thực) như sau:
“Chuyện này bắt đầu xẩy ra năm 1614 khi một nhóm những người thám hiểm người Anh đi thuyền về Anh chở theo rất đông người Da Đỏ bộ tộc Patuxet mang về để làm nô lệ. Bọn họ ra về nhưng để lại bệnh đậu mùa, một căn bệnh hầu như đã giết chết hết những người Da Đỏ đã chạy thoát. Khi người Di Dân Hành Hương Pilgrims đến eo biển Massachusetts, họ chỉ còn thấy một người Da Đỏ bộ tộc Patuxet còn sống.Người này tên là Squanto, từng thoát khỏi bị làm nô lệ bên Anh, mà cũng biết tiếng Anh. Squanto dậy cho người Di Dân Hành Hương (Pilgrms) cách trồng ngô, cách đánh cá. Anh ta còn điều đình được một cuộc hòa giải giữa người Di Dân Hành Hương (Pilgrims) với bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Một năm sau, (năm 1620), những người Di Dân Hành Hương bèn tổ chức ra một bữa tiệc lớn để vinh danh Squanto và bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Đó là lễ Tạ Ơn Đầu Tiên vậy.
Khi người Anh tại chính quốc biết tin là đồng bào họ đã tìm thấy thiên đàng trên vùng đất mới, một số người Anh ngoan đạo và rất sùng tín cực đoan, bọn Thanh giáo đồ (Puritans), bèn kéo nhau sang thật đông. Đến nơi khi họ thấy không nơi nào có rào dậu, họ bèn coi đó là đất hoang cho tất cả mọi người, Cùng với những người Anh đến trước, họ chiếm lấy đất đai, lùng bắt những thanh niên Da Đỏ để làm nô lệ và giết hết những dân Da Đỏ còn lại. Thế nhưng bộ tộc Pequot đã không đồng ý với hiệp ước hòa giải mà Squanto đã điều đình được. Họ chống đối lại người Anh. Cuộc chiến tranh Pequot đã là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của người Da Đỏ từng làm.
Năm 1637, ở gần một nơi bây giờ là Groton, tiểu bang Connecticut, lối trên 700 người Da Đỏ, đàn ông, đàn bà, trẻ con thuộc bộ tộc Pequot đến hội họp để làm lễ Hội Trồng Ngô Xanh (Green Corn Festival) hằng năm, cũng là lễ Tạ Ơn của chúng ta. Trời chưa bừng sáng, dân Da Đỏ còn đang mơ màng giấc điệp thì bọn lính đánh thuê người Anh và người Hòa Lan tiến vào bắt họ phải ra ngoài. Người Da Đỏ nào đi ra thì bị bắn chết hay đập chết, trong khi những đàn bà trẻ con Do Đỏ chạy trốn trong lều thì bị thiêu sống. Ngày hôm sau, ông Thống đốc thuộc địa eo biển Massachusetts tuyên bố ngày hôm đó là Ngày Tạ Ơn, vì 700 người Da Đỏ không khí giới, đàn ông, đàn bà, trẻ con đã bị tàn sát.
Say men “chiến thắng”, những người Anh đi kiếm thuộc địa và những người Da Đỏ về hùa theo họ đã tấn công các làng Da Đỏ, làng này sang làng khác. Đàn bà và trẻ con trên 14 tuổi được bắt đem đi bán làm nô lệ, trong khi tất cả những người còn lại thì bị giết chết. Từng chuyến thuyền chở tới 500 nô lệ Da Đỏ đều đều rời hải cảng vùng New England. Người ta còn trả tiền cho những da đầu lột từ người Da Đỏ, hầu khuyến khích việc tàn sát.
Sau khi cuộc tàn sát những người Da Đỏ bộ lạc Pequot thành công ở vùng đất bây giờ là Stamford, Connecticut, nhà thờ (Thiên Chúa giáo) đã tổ chức một ngày Tạ Ơn thứ hai để ăn mừng chiến thắng chống bọn Da Đỏ mà người ta gọi là “bọn mọi dã man” (savages). Trong bữa tiệc, người ta đã chặt đầu dân Da Đỏ đem ra đá như đá bóng vậy. Cả người Da Đỏ bộ lạc Wampanoag trước vẫn tỏ ra thân thiện với người Anh cũng chịu chung số phận. Tù trưởng Wampanoag(1) cũng bị chặt đầu và cái đầu được cắm vào một cái cột ở Plymouth, Massachusetts, suốt trong 24 năm cho mọi người xem.
Thế là cứ mỗi khi tàn sát song người Da Đỏ, người Di Dân Anh lại tổ chức một bữa tiệc Tạ Ơn ăn mừng.
Sau cùng (năm 1789), Tổng thống George Washington đề nghị mỗi năm chỉ để ra một ngày (ngày thứ Năm 26 tháng 11) dể làm Lễ Tạ Ơn thôi, thay vì làm lễ Tạ Ơn mỗi khi thành công trong chuyện tàn sát người Da Đỏ. Về sau ( năm 1863), Tổng thống Abraham Lincoln ký sắc lệnh tuyên bố ngày Lễ Tạ Ơn là ngày nghỉ lễ cho toàn dân, ngay cả khi trong nước đang có nội loạn. Cũng chính ngày hôm ấy, Abraham Lincoln đã ra lệnh cho quân đội tấn công bộ lạc Da Đỏ Sioux đang đói rét tại Minnesota.
4. Số phận người Da Đỏ
Đó là số mạng của dân Da Đỏ khi Hoa Kỳ mới lập quốc. Sau đó thì sao? Người ta chỉ có thể nghĩ đến những cụm từ không lấy gì làm tốt đẹp như: tận diệt, diệt chủng, dồng hoá, cưỡng bách, cải đạo v.v…
Nhân vật chánh trị có gương mặt gần cận nhất cũng như là có trách nhiệm cao nhất ảnh hưởng đến số phận của dân Da Đỏ là tướng Andrew Jackson (1767–1845).
Andrew Jackson là tướng chỉ huy quân đội Hoa Kỳ từ năm 1815. Sau đó làm Thống đốc quân sự ở Florida (1821). Ông đã làm Tổng thống thứ Bẩy của Hoa Kỳ từ năm 1829 đến năm 1837. Ông là người chủ chương duy trì “chế độ nô lệ” và nhất là chính sách “Bứng mọi Da Đỏ” (Indian Removal). Ông nổi tiếng là rất cương quyết cho nên có hỗn danh là “Old Hickory(2)”. Có thể tạm dịch: ông Jackson là “Thiết đầu kim cương’ hay “Kim Cương bất hoại”. Ngay trước khi làm Tổng Thống, ông đã thương thuyết với nhiều bộ lạc Da Đỏ để tìm cách đưa họ đi về miền Tây là nơi mà người Anh da trắng chưa đến chiếm ngụ.
Các bộ lạc Da Đỏ đã không thống nhất trong đường lối đối xử với người Âu châu, trước hiểm họa bị cướp đất, bị tận diệt. Có bộ lạc chủ trương phải chống lại, có bộ lạc thấy cuộc chiến vô vọng vì ưu thế khí giới của người Âu Châu, và sau nhiều lần thất bại. Bởi vậy, người Hoa Kỳ, nhất là Tổng Thống Jackson, nhìn thấy nhược điểm của người Da Đỏ, đã nhất quyết đẩy mạnh chính sách “Bứng dân Da Đỏ” đến cùng.
Năm 1830, ông Jackson đưa ra quốc hội Hoa Kỳ duyệt y đạo luật mệnh danh là “Removal Act”. Trong khi quốc hội Hoa kỳ tranh tranh luận về dự luật “Removal Act” thì chính quyền tiểu bang Georgia xát nhập đất đai của bộ tộc Da Đỏ Cherokee vào tiểu bang, trái với những thỏa ước chính phủ trung ương Hoa Kỳ đã có trước đây với bộ tộc này. Tổng Thống Jackson tỏ ra đồng tình đồng thuận với tiểu bang Georgia. Vấn đề được đua lên Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ. Đến khi chủ tịch Tối
Cao Pháp Viện Hoa kỳ, ông John Marshall, phán quyết r ằng tiểu bang Georgia đã có hành động vi hiến, và đất của người Da Đỏ phải trả lại cho họ, thì Tổng thống Jackson cũng không coi Tối Cao Pháp viện ra gì và không chịu thi hành án lệnh của viện này. Nếu ở một thời điểm khác thì cách hành xử của Jackson có thể bị coi là lạm dụng quyền hành pháp và có thể bị truất phế. Nhưng ông vẫn tại vị.
Người Da Đỏ phân vân không biết làm sao. Nội bộ bèn chia ra làm hai phe. Một phe nhất định không chịu nhượng đất. Phe kia, lãnh đạo bởi lãnh tụ Da Đỏ Major Ridge, chịu nhượng bộ mà chịu ký một thỏa thuận nhượng đất lấy 5 triệu đô la. Chính phủ của ông Jackson biết rõ thủ lãnh Major Ridge chỉ đại diện cho một số nhỏ bộ lạc Cherokee, nhưng coi việc đó đó như là song. Chính phủ Hoa Kỳ từ nay có quyền lấy đất và tiến hành việc “bứng” dân Đa Đỏ về miền Tây.
Nhiều bộ tộc Da Đỏ lần lượt bị “Bứng” trước bộ tộc Cherokee. Bộ tộc Choctaws bị càn quét và bứng vào năm 1831. Sau đó là bộ tộc Seminoles vào năm 1932. Bộ tộc Creeks vào năm 1632. Bộ tộc Chickasaws vào năm 1837 và sau cùng là bộ tộc Cherokees vào năm 1838.
Vì chính sách “bứng” người Da Đỏ được thi hành lần đầu tiên với bộ tộc Choctows, và khi đó chính phủ Hoa Kỳ tổ chức rất luộm thuộm, không lưu tâm gì đến tình trạng an sinh của người Da Đỏ, cho nên người Da Đỏ đã bị đẩy đi trong một tình trạng rất thảm thương, gây chết chóc cho rất đông người Choctows.
Thế nhưng so với công cuộc càn quét dồn ép bộ tộc Cherokees mấy năm sau để bứng họ về Oklahoma thì không thấm tháp gì.
![]()
Bắt đầu công cuộc Bứng người Da Đỏ
Ngày 17 tháng 5, 1838, tướng Winfield Scott tới New Echota với 7000 quân, dủ mọi thành phần: binh sĩ, tự nguyện, nhà thầu tư nhân… thi hành lệnh của Tổng Thống Jackson, tập trung 13,000 người Da Đỏ Cherokees tại Cleveland, Tennessee, để khởi sự cưỡng ép họ đi đến miền Tây, bây giờ là Oklahoma.
Ngay trước khi ra đi, 3,000 dân Da Đỏ đả chết vì bệnh tật, đói kém và rét lạnh trong trại tập trung. Nhà cửa đã bị đốt cháy, hoa mầu đã bị tàn phá, trang trại đã bị Di Dân người Anh dến chia nhau bằng cách rút thăm. Dân Da Đỏ đã hết lối về, bắt buộc phải để người Hoa Kỳ dẫn đi.
Khi mùa Đông năm 1838 bắt đầu, tướng Scott khởi sự di chuyển những người Da Đỏ về miền Tây, trong một cuộc hành trình dài cả ngàn cây số. Đây là một cuộc hành trình vô tiền khoáng hậu của 13,000 dân Da Đỏ thuộc
![]()
Hành trình cả ngàn cây số trong sương tuyết
Cherokee và với một số bộ tộc khác còn lại, đã bi cưỡng ép đi bộ từ miền Tenessee đến Oklahoma, giòng dã cả năm trời vào mùa Đông trong sương tuyết. Bốn ngàn dân Da Đỏ, phần lớn là đàn bà và trẻ con đã bỏ mạng trong khi đi đường vì đói ăn, thiếu mặc, không giầy dép, bệnh hoạn không thuốc thang chua kể đến những đốc thúc đánh đập trong khi đi đường, trong số này có Quatie, là vợ ông tù trưởng Cherokees John Ross.
Một binh sĩ tên là John Burnett đã ghi lại trong nhật ký của ông: “Tôi đã tham dự nhiều trận chiến khi các Tiểu bang đánh nhau trước đây. Tôi đã thấy rất nhiều người bị bắn chết. Nhưng cuộc bứng dân Da Đỏ Cherokee là một điều dã man nhất tôi chưa từng thấy…. Thế hệ tương lai sẽ đọc (giòng chữ này) và tôi hy vọng là họ hiểu cho rằng những binh nhì như tôi hay như 4 người Cherokees đã bị tướng Scott bắt phải bắn chết người tù trưởng Da Đỏ và đàn con của ông ta. Chúng tôi đã phải thi hành lệnh của thượng cấp mà thôi. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác”.
![]()
Môt gia đình Da Đỏ Cherokee kiệt lực
Hành trình này sau được mệnh danh là “Trail of Tears” (hành trình trong nước mắt), dịch từ tiếng của người Cherokees: “Nunna daul Tsuny“.
Về miền Tây, họ được đưa đi đâu? Đây lại là một số phận thảm thương khác của người Da Đỏ được người Hoa Kỳ dành cho họ. Họ đã bị đưa vào một loại trại tập trung khác gọi là “Reservations”. Nói đến “Reservations” người ta chỉ nghĩ đến những cụm từ khác cũng chẳng mấy tốt đẹp: thất nghiệp trường kỳ, ngồi ăn trợ cấp, cờ bạc qua ngày, uống rược giải sầu, đánh vợ đuổi con, bất lực và thất vọng…
Khi người Anh chưa tới, dân số dân Da Đỏ ước khoảng 12 triệu người. Ngày nay số này đã chỉ còn khoảng 1.5 triệu
***
5. Tuyên Ngôn Độc Lập và Dân QuyềnDưới thời Tổng Thống Andrew Jackson Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, mới thành lập khoảng 50 năm trước thôi, trên căn bản của bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố ngày 4 tháng 7 năm 1776, nói rằng: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc(3)”
Người Hoa Kỳ đã quên đi bản Tuyên Ngôn cao quý và tốt đẹp đó, mà thản nhiên khép lại trang sử cuôi cùng của một dân tộc ngây thơ, khờ dại, muốn giúp đỡ kẻ khốn cùng, mà chẳng may đã phải đối diện chung sống với một dân tộc khác, từ xa đến, dũng mãnh hơn, khôn ngoan hơn, giỏi dang hơn, nhưng nhiều kỳ thị, nhiều hiếu chiến và nhất là rất tham lam, trên một mảnh đất rộng mênh mông bao la. Mảnh đất này đáng lẽ có thể cho biết bao con người thoả chí vẫy vùng, nhưng khốn thay, dân tộc mới đến chỉ muốn chiếm dụng lấy một mình, đẩy dân tộc địa phương đến chỗ đường cùng
***
Tạ Ơn là một việc làm rất hay, cần có trong việc đối xử giữa con người. Hằng năm người Hoa Kỳ đều tưng bừng làm Lễ Tạ Ơn, mời mọc mọi người đến chia sẻ với mình của ngon vật lạ. Đó là một truyền thống rất đẹp của họ.
Họ tạ ơn ai? Từ Tổng Thống George Washington đến Tổng Thống Lincoln xuống đến bàn dân thiên hạ, người Hoa Kỳ ngày ấy đã Tạ Ơn Trời Đất, gọi là “the Almighty God”, tạ ơn Đức Chúa Trời, đã cho họ thêm nhiều của cải và phước lành.
Chẳng mấy ai còn nghĩ đến phải Tạ Ơn những người Da Đỏ tốt bụng khi xưa nữa.
Những người này, phải nói là rất nhiều người này, đã chết, dù có chết vì tay những người Anh Di Dân hay những người công dân của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đi nữa. Chết là hết, hết chuyện. Bởi vì người Anh, người công dân Hoa Kỳ, nói chung là người Tây phương, theo Thiên Chúa giáo, đều nghĩ là nếu mình là người ngoan đạo, tin tưởng ở Đức Chúa Trời, ở con Ngài là Đúc Chúa Giê Su, thi sau khi chết đi sẽ được Chúa đón về Thiên Đàng, về hưởng nhan thánh Chúa. Nếu không, tỷ như bọn Mọi Da Đỏ Dã Man (savages) kia, chết đi chỉ còn con đường là phải xuống Địa Ngục. Chết như vậy là hết chuyện.
Những người Đông phương không nghĩ vậy. Họ không tin là có một vị Thần Linh tối cao nào có thể ban phúc giáng họa cho con người. Họ tin ở quy luật tự nhiên, bất di bất dịch của vũ trụ, dó là luật Nhân Quả. Mìmh làm ác thì mình sẽ phải chịu quả ác. Họ tin ở thuyết Luân Hồi. Họ không tin là chết là hết, hết chuyện. Quả ác sẽ thể hiện ở đời này hay đời sau.
|
No comments :
Post a Comment