Thursday, July 7, 2016

Biển Đông: TQ Hăm Dọa

Câu hỏi là, từ hăm dọa bằng lời nói, nhà nước Trung Quốc có dám đưa quân tấn công để chiếm gọn các đảo Việt Nam còn đang giữ ở Trường Sa hay không?

Bởi vì khi TQ đưa ra lời cảnh cáo Hoa Kỳ rằng chớ nhúng tay vào Biển Đông, có phải ám chỉ rằng TQ sắp tấn công một số đảo ở Biển Đông, vì cớ thu hồi “cốt lõi lợi ích của đất nước Trung Quốc”?

Chúng ta đã thấy rằng TQ đã dám tấn chiếm Hoàng Sa năm 1974, đánh chiếm đảo Gac-ma năm 1988, vậy thì cớ gì TQ không dám đánh chiếm đảo nào đó trong năm 2016?

Tại sao TQ chỉ ưa bắt nạt Việt Nam, có phảỉ chăng chỉ là những cú cò cưa để mặc cả trong bí mật?

Bản tin Reuters chiều Thư Tư 6-7-2016 ghi lời Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị hăm dọa qua điện thoại với Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry rằng Mỹ chớ nên làm hại chủ quyền TQ và an ninh Biển Đông.

Tuyên bô này đưa ra vài ngày trước khi Tòa Trọng Tài Quốc Tế phán quyết về đơn kiện Philippines đưa ra tố cáo TQ chiếm đảo, chiếm biển Philippines ở Biển Đông.
Họ Vương nói với Kerry là Mỹ chớ động đậy gì, theo tin Reuters.

Vương lập lại rằng TQ bác bỏ hồ sơ và thẩm quyền của Tòa Trọng Tài Quốc Tế.

Cú điện thoaị naỳ là do Kerry gọi, và Vương hăm dọa như thế.

Phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Gabrielle Price xác nhận có cú điện thoại như thế hôm Thứ Tư, nhưng từ chối nói về nội dung.

Có vẻ như Kerry gọi hôm Thứ Tư vì hôm Thứ Ba TQ làm giảm nhiệt nỗi lo chiến tranh Biển Đông sau khi một báo quốc doanh TQ nói TQ nên chuẩn bị chiến tranh quân sự.

Các viên chức Mỹ nói là Mỹ lo ngaị TQ tuyên bố vùng nhận dạng bầu trời quôc phòng ở Biển Đông sau khi Tòa Quốc Tế phán quyết có lợi cho Philippines, và cũng hiểu là lợi cho VN, khi Tòa bác bỏ bản đồ 9 đoạn ở Biển Đông của TQ.

Trong khi đó, bản tin BBC ghi rằng:

“Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".

Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.

Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc.

Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối".

"Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì."

Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra.

Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)"....”(ngưng trích)

Có vẻ như trúng tim đen VN?

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận:

“Vào lúc căng thẳng đang sôi sục trước khi có một phán quyết quốc tế về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông, nhà hoạch định chính sách ngoại giao kỳ cựu của Trung Quốc Đái Bỉnh Quốc đã đến Washington và đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về việc thực thi phán quyết đó.

Trần Khải

Cựu ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc hôm 5/7 đã đọc bài phát biểu trước các chuyên gia cố vấn Mỹ tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie. Ông thúc giục Mỹ giảm sự can thiệp “mạnh tay” ở Biển Đông, đồng thời cáo buộc Washington gieo rắc bất hòa và khiêu khích Bắc Kinh.

Nhân vật có hai thập kỷ đóng vai trò trung tâm trong hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc nói: “Nhiệt độ ở Biển Đông đã cao lắm rồi. Nếu một cái đà như vậy không kiểm soát được, tai nạn có thể xảy ra, và Biển Đông có thể chìm vào hỗn loạn, và cả châu Á cũng vậy”.

Việc ông Đái đến Washington được xem là một phần trong chiến dịch vận động của Trung Quốc để bảo vệ lập trường của họ trước công luận thế giới vào lúc Trung Quốc đang đối mặt với một phán quyết có phần chắc rất bất lợi cho họ.”(ngưng trích)

Tăng nhiệt... đáng lo chăng?

Trong khi đó, bản tin RFI cho thấy Philippines dịu giọng:

“Trong diễn văn đọc trước giới sĩ quan không quân ngày 06/07/2016, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đề nghị đối thoại với Trung Quốc về phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, sẽ được công bố vào đầu tuần tới.

Theo AFP, tân tổng thống Philippines cho biết ông tin rằng phán quyết mà Toà công bố ngày 12/07 sẽ thuận lợi cho Manila hơn là cho Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này «thuận lợi» cho Philippines như dự kiến thì «chúng ta nên đối thoại».

Đề nghị đối thoại này được giới phân tích xem là Manila đã chọn thái độ mới. Tổng thống tiền nhiệm, Benigno Aquino từ chối mọi thảo luận song phương với Trung Quốc, vì e ngại bị đối thủ khổng lồ lấn áp....”(ngưng trích)
Đằng nào, cũng đáng lo cho VN vậy...
Trần Khải-Việt Báo

No comments :

Post a Comment

BUDDHISM AND MAGAZINES/TODAY NEWS